Ngày 26/9 vừa qua Ngân hàng Nhà nước bất ngờ thông báo các ngân hàng thương mại nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động VNĐ ở các kỳ hạn dưới 1 năm với mức giảm từ 0,3% đến 0,5%/năm. Theo cơ quan quản lý, việc điều chỉnh giảm lãi suất đầu vào là giải pháp góp phần tiết giảm chi phí để phấn đấu cắt giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Vậy tại sao lần này, các ngân hàng lớn lại rủ nhau cùng giảm lãi suất, đi ngược với xu hướng mọi năm? Trong khi, những tháng cuối năm nhu cầu cay tiêu dùng thường tăng cao, minh chứng là các ngân hàng cho vay tín dụng thường tăng mạnh rõ rêt.
Theo lãnh đạo ngân hàng Vietcombank cho biết: mức độ giảm lãi suất là không lớn và chủ yếu tập trung vào các kỳ hạn ngắn bởi vốn ngắn hạn đang dồi dào. Có 3 lý do chính để các ngân hàng thương mại nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất:
Thứ nhất, hiện tượng dư thừa thanh khoản
Hiện tượng dư thừa thanh khoản là có thật và mức dư thừa này đang tăng lên thể hiện lãi suất liên ngân hàng và lãi suất của kênh tín phiếu kỳ hạn 14 ngày đang thấp kỷ lục. Trong khi đó, khối lượng huy động thành phần cổ phiếu đã đạt 98,96% so với kế hoạch đề ra. Như vậy là áp lực phát hành thành phần cổ phiếu không còn lớn, cho thấy khả năng nguồn vốn dư thừa nằm ở các ngân hàng thương mại bị hút về qua kênh này là không cao.
Thứ hai, khoảng cách giữa huy động vốn và cho vay
dù đã đến mùa gia tăng sản xuất phục vụ cho lễ tết cuối năm nhưng khoảng cách giữa huy động vốn và cho vay vẫn lớn. Nếu trừ đi các khoản đầu tư tài chính của không ít doanh nghiệp thì lượng tín dụng đổ vào sản xuất kinh doanh vẫn ở mức rất nhỏ.
Thứ ba, lượng tiền kiều hồi đổ về nhiều
Cuối năm lượng kiều hồi đổ về nhiều cũng là một nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại. Cho nên có thể khẳng định nguồn vốn sẽ tiếp tục dồi dào đáp ứng nhu cầu tăng lên của tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét